Than mùn cưa là gì?
Đầu tiên để biết được than mùn cưa là gì? Chúng ta cần tìm hiểu khái niệm mùn cưa.
Mùn cưa là một dạng phế phẩm sinh ra trong quá trình chế biến gỗ. Khi người thợ tiến hành bào, mài, cắt, tiện, đục gỗ… để tạo ra những thanh gỗ đạt tiêu chuẩn về hình dáng, kích thước nhất định, thì phần thừa vụn gỗ đó người ta gọi là mùn cưa.
Sau đó, người ta sẽ gom mùn cưa thành những bao lớn và tiến hành ép mùn cưa đặc lại thành những thanh dài – gọi là gỗ mùn cưa. Cuối cùng họ sẽ đem những thanh gỗ mùn cưa ấy vào lò nung với điều kiện yếm khí để tạo thành than mùn cưa.
Ứng dụng của mùn cưa trong cuộc sống
Trong quá khứ, mùn cưa thường bị xem như một loại phế phẩm không có giá trị và thường bị vứt bỏ. Tuy nhiên, khi ngành chế biến gỗ phát triển mạnh, lượng mùn cưa tăng lên đáng kể, tạo ra nhu cầu tìm kiếm giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này.
Từ đó, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ chế biến mùn cưa thành nhiên liệu khả thi đã được triển khai. Các nhà máy sản xuất than mùn cưa ra đời và ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch, giá thành rẻ trong nhiều lĩnh vực.
Thành phần của than mùn cưa gồm những gì?
Thành phần chính của than mùn cưa là 100% gỗ mùn cưa nguyên chất.
Quy trình sản xuất than mùn cưa như thế nào?
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu mùn cưa
Bước 2: Tiến hành sàng lọc Mùn cưa khỏi tạp chất (tạp kim loại, sỏi đá…), bụi bẩn
Bước 3: Sấy khô mùn cưa: Thông thường mùn cưa tươi có độ ẩm từ 35 – 45% cần phải sấy khô để tránh ảnh hưởng đến chất lượng than. Chính vì vậy mà nên chọn mùn cưa khô có độ ẩm 10 – 12% để đỡ phần chi phí sấy.
Bước 4: Nén, ép mùn cưa thành thanh gỗ – gỗ mùn cưa
Bước 5: Gỗ mùn cưa được đưa vào lò đốt và trải qua quá trình nung nhiệt cacbon hóa từ 5 – 7 ngày ở nhiệt độ 700 – 800’C trong điều kiện Yếm khí
Bước 6: Làm nguội tự nhiên
Bước 7: Test chất lượng than với 5 tiêu chí như sau: không khói, không mùi, không gây nổ tia lửa, thời gian cháy đạt 4 tiếng, nhiệt độ cháy từ 800 độ C sẽ được đưa đi đóng gói theo dây chuyền.
Bước 8: Phân phối ra thị trường.
Than mùn cưa được sử dụng làm gì?
Than mùn cưa được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như:
- Sử dụng làm than nướng thực phẩm
- Nguyên liệu sưởi ấm giá rẻ
- Nguyên liệu đốt lò nhà máy nhiệt điện
- Chất đốt trong ngành công nghiệp luyện kim
- …
Những lợi ích mà than mùn cưa đem lại
Hiệu quả tiện lợi
Than mùn cưa khi đốt sẽ không gây ra nhiều khói, không mùi khó chịu, không gây nổ tia lửa, thời gian cháy lâu và tạo ra nhiệt độ cao.
Tiết kiệm chi phí
Than mùn cưa có giá thành rẻ hơn so với các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Nguồn năng lượng sạch
Than mùn cưa là nhiên liệu sạch, không phát thải khói bụi và khí độc gây hại cho môi trường. Việc sử dụng than mùn cưa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe của con người.
Giảm thiểu chất thải
Than mùn cưa được sản xuất từ nguồn chất thải nông nghiệp như mùn cưa, rơm rạ. Việc sử dụng than mùn cưa giúp tận dụng nguồn chất thải này, giảm áp lực lên các bãi rác và môi trường.
Kết luận
Như vậy trên đây là tất cả thông tin về than mùn cưa là gì? Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho các bạn hiểu rõ hơn về loại than này.